Saturday, November 27, 2010

NGÀY THÁNG KHÔNG TÊN…


Chân dung La Toàn Vinh, nhìn bởi Hà Mộng Hải-Montréal 2005
Ballpen on paper, collection by La Toàn Vinh



Nhân ngày tri ân các thầy cô, tôi bỗng dưng nhớ lại, bao đoạn đường đã qua, bây giờ những ký ức ấy, tất nhiên không còn, nhưng ít ra cũng tạo nên một điều sãng khoái bên những mảnh vụn của thời gian…
Nhớ lại trong những năm 1972, một năm thật ác liệt, giống như cái tên thật nghiệt ngã của “Mùa Hè Đỏ Lửa”… bọn này từ Bình Dương thi vào Trang trí Mỹ Thuật, cũng không khó khăn mấy, nhưng làm thay đổi thật nhiều về nhân sinh quan của một học sinh trường tỉnh, năm ấy trường tuyển 62 học viên, tôi vào hạng thứ 22, it’s not too bad, ngoài ra còn có Thành(Ngò), Bắc, Trần Văn Hải, Phạm văn Lơ(PVL sau 1975 đổi tên thành Phạm thanh Hùng sang học ĐH kiến Trúc, ra trường về làm việc ở BD với chức vụ giám đốc sở xây dựng BD,mất khoãng năm 2.000 vì bệnh ung thư...
), cùng bạn Sơn nữa…
Thường thì mỗi buổi sáng lúc 7 giờ, Lơ hay ghé nhà của tôi ở Lò Chén,cầu Chín Thuận, không xa mấy so với căn nhà thuở hàn vi của Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, chúng tôi đèo nhau trên từng chuyến đi, về trong cùng ngày, khi vào học ban kiến trúc thật bở ngở, vì ở trường Bình Dương không có ban ấy,chỉ có ban Trang Trí vẽ thiết kế đồ nôi thất.... Nhưng mọi việc đã trôi nhanh theo năm tháng, nhớ nhiều ở thầy Nguyễn văn Long, dạy điêu khắc chạm nỗi( Bas- Relief), thầy có biệt tài vẽ Rồng như biểu tượng của cái tên cúng cơm ấy, thầy Long đã nhận trách nhiệm làm trang trí cho mặt tiền của thư viện Quốc Gia Sài Gòn, cùng cái hậu điện nối dài của Lăng Ông Bà Chiểu với các hoa văn, Long-Phụng trên khung cửa sổ… Thầy nhiệt tình hướng dẩn cho từng học viên, cùng trên môi luôn luôn có điếu thuốc Bastos, thậm chí cái tàn thuốc dài đăng đẵng mà thầy cũng quên gạt đi, có khi thầy biểu diễn vẽ cã hai tay, hướng dẩn sửa bài, thầy vừa chỉ vừa nói" Chổ này zdầy nè, ở đây làm vậy nè .vv", vào lớp ,thường mang cặp kính với gọng đen hoà vào những mãng đồi mồi trên khuôn mặt gìa cỗi của ông ấy, sau này, trước ngày khởi hành từ cảng nhà rồng, tôi có đến thăm ông lần cuối, nhà thầy ở cạnh hồ tắm Chi Lăng, tôi được tận mắt thấy những bài Études của thầy ở Cao đẳng Đông Dương, như Pastels, Fusain v.v, lần ấy, lại có sự hiện diện của giáo sư Bùi văn Kỉnh nữa, sau 1975, có người cho rằng ông BV Kỉnh đi vùng kinh tế mới, có người cho rằng ông ấy đã mất, bây giờ,nơi đây, tôi có thể nhận diện lầm người, nhưng chắc chắn không lầm ở cánh tay gỉa của ông ấy!!!!Cánh tay giả của thầy theo nhiều người nói lại rằng, khi bị Pháp bắt họ dùng sợi dây kẽm lớn và xỏ vào bàn tay của từng người với nhau để thành hàng dài...
Nhớ lại, trong những năm 72, khi còn tại thế, thầy Long đã chuẩn bị nơi yên nghĩ cho mình, thầy nhờ Phạm V Minh vẽ dùm một ngôi nhà mồ, trên phần đất đã được dành sẵn từ lâu, ông dẫn giải rỏ ràng cho Minh, “đây là nơi thầy nằm, đây là nơi cô nằm…”thế nhưng, cuối cùng, không chắc ông đã được yên vị ở nơi ấy, khi người con nuôi của thầy Long, KTS Nguyễn văn Minh đã mất ở New York , trong một tai nạn… theo như thầy Đệ kể lại.

Bên cạnh những bật tiền bối ấy, chúng tôi không hề quên ông Đan Hoài Ngọc, thầy Ngọc xuất thân từ Mỹ Nghệ Biên Hòa, thầy đã kinh qua khóa thứ 2 của CĐ Đông Dương (sau G.Khánh, do thầy kể lại), Tuy nhiên có người cho rằng thầy ở khoá 4 , có thể là thầy ĐHN đã trãi qua 2 năm dự bị chăng... tuy nhiên, ông không sống với lợi tức vẽ tranh hơn là cái lò Bánh Mì ở Đa Kao gì đó, thầy thường tâm sự, tôi dạy ở đây miễn phí, chỉ mong các trò Công-Thành Danh-Toại v.v, bên cạnh những bài Vốn Cổ Dân Tộc như vẽ Bát Tiên, Long Lân Quy Phụng, cùng chiếc xe Moto màu đen,cũng cổ như ông ấy.
Theo thông tin thầy sinh năm 1910, như vậy khi vào Cao Đẳng Mỹ Thuật -Đông Dương lúc đó chỉ mới 16 tuổi và ra trường năm 23 tuổi ...
Một thời gian, không lâu, vì đi về không tiện, trong gian đoạn chiến tranh tôi và Thành(Ngò), cùng Share phòng với Châu thoại Hồng, vì chúng tôi cùng học kiến trúc, nơi trú ngụ, không xa lắm với khu Hàng Xanh, bên cạnh võ đường Hồ Cẫm Ngạc, nơi ấy ngày xưa bề bộn những rác rưỡi, bây giờ là khu đất vàng, căn phòng trọ, trên căn gác bằng gổ mái tole, khi buồn, Thành hay đàn hát những bài nhạc 100/100 Marie- con sen, Chien(Marie Sến) như bài “Nhẫn cỏ cho Em , anh không dám nói yêu em,v.v, C T Hồng thì khá hơn chút với bài; Em hiền nhu Ma Soeur, Hát trên những xác người v.v nhớ có lần trên căn gác ở Tân Định, Hồng và Thế Dũng cùng hoà nhạc, bài San Francisco, năm ngoái trở lại nơi đây cùng Dũng, mình có nhắc với Dũng...



La Toàn Vinh by Lê Bá Đảng.
Marker on paper, Collection by LTV


Căn gác ở Xa lộ, chia xẻ với anh em chúng tôi bên những ngày tuổi trẽ, nhưng không vui lắm vì chiến tranh ngày càng gia tăng, cuộc sống ở đô thị lại càng chật hẹp, bên cạnh có gia đình Dì Năm , người đàn bà goá, sung sức,bán sinh tố đắp đỗi qua bửa, một ngày, đột biến xãy ra, vì không có giấy thi hành Nhân Dân Tự Vệ ở khóm phuờng, 3 anh em bọn tôi bị đưa vào bót Hàng Keo, cạnh bên cầu Thị Nghè, chúng tôi nằm co trong căn phòng 4 mét vuông ăn, vệ sinh cùng một chổ trong 24 giờ, sau đó trở về, ra hầu toà ở Toà Gia Định, trên chiếc xe chở đến toà, nhìn về phía ngoài sau , đều có bóng dáng Dì Năm…
Năm sau đó, tôi về ở khu Hàng Xanh, một địa danh nỗi tiếng, trong giai đoạn khói lửa Mậu Thân ,như trong bài hát” Hoan hô chị ba Hàng Xanh…” bọn này gồm Đ V Long , Phạm Thế Trung, tôi và Long từ tỉnh lẽ lên, Trung nhà khá gỉa ở khu Bàn Cờ, nhưng thích chung chạ giang hồ, nên cũng share chung cùng một căn gác nhỏ, ngày ngày, ngồi trên cái dàn ngang của chiếc xe đạp, tay ôm cái bản vẽ, Trung chở tôi đến trường, thời gian vẫn qua nhanh, trong khung cảnh của biết bao biến động…

Thỉnh thoãng, có một vài người “khách lạ”, ghé đến thăm anh em chúng tôi, trong số đó Tôn thất Quý là người thường xuyên nhất, một hôm, khi đang còn lim dim ngủ nướng, Tôn thất Quý dựng đầu mọi người dậy và báo” Nguyễn thái Bình đã bị hạ sát”, tôi thật tình , không biết NTB là ai cã, nhưng đối với Quý, dường như, thật là quan trọng, TT Quý, gợi ý cho mọi người đấu tranh, nhưng ai cũng sợ bị ăn đòn!!!
Quý học môn Hán Văn ở đại học Văn khoa, có lần, chúng tôi đến chổ của hắn, ở khu vực Cầu Kinh nhưng không gặp, nói là nhà; nhưng thật sự là một cái chái thì đúng hơn, nơi ấy, chỉ gặp một ông gìa , cùng cô gái trẽ, nơi tạm trú che nắng mưa ấy, chỉ võn vẹn một tấm bạt, vắt ngang, ba cục gạch kê làm cái bếp, cái gường đã sờn màu… nhìn cảnh tượng ấy, tôi thật bồi hồi, nếu như đêm về, ông bố ngũ trên chiếc giường vãi bố, cô gái ấy , có thể là em gái Quý, sẽ nằm nơi đâu??? Bao câu hỏi, đặt ra trong tôi, câu trả lời vẫn là nỗi yên lặng chất chồng…
Sau 1975, Quý có nơi ăn chốn ở khá hơn, vì người anh của Quý , Tôn Thất Lập, một nhạc sỹ đấu tranh???



Một chuyến đi Thực Tế sáng tác ở Sông Ông Đốc Cà-Mau 01/1976
Đứng: Nguyễn văn Tâm,Nguyễn kim Sơn,Huỳnh Phú Hải,LTV, Phạm Phục Long, ...Thông
Ngồi giửa: Nguyễn công Tâm


Học Kiến Trúc ở đây, hơi lạ lẫm, bởi vì ở Sài Gòn đã có ĐH Kiến Trúc rồi, ban kiến trúc ở đây, lại rơi vào cảnh “ nửa thầy, nửa thợ”hơn thế, trường Mỹ Thuật Gia Định lại không nằm trong Bộ Giáo Dục, mà lại trực thuộc vào Phủ Quốc Vụ Khanh đặt trách Văn Hóa,do ông Mai thọ Truyền làm chủ xị, một bộ phận nhỏ trong bộ giáo dục, đó cũng là thiệt thòi không nhỏ khi bọn mình khi ra trường…
Nhưng đến năm 1973 thời trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật lại thuộc BỘ GIÁO DỤC & Thanh Niên...
 Cũng nên nói thêm từ năm 1954 đến 1973 trường Cao Đẳng Mỹ Thuật nhận vào học với chương trình lớp 9 và sau 7 năm thì xong với bằng Tương Đương Cử Nhân ...
Sau 1973 thời trường CĐMT nhận vào Tú Tài 1 (lớp 11) và ra cử Nhân.

Riêng về trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật(thuộc hệ trung cấp Mỹ Thuật), xây dựng lên 1913 thì nhận vào lớp 6 cho đến lớp 9 thì thi vào CĐMT...Sau 1972 thời trường TTMT lại vào chương trình 7 năm , nhưng đến năm thứ nhì của chương trình này thì rơi vào 1975.

Sau 1975, hai trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và Trang Trí Mỹ Thuật nhập vào thành một trường và khởi đầu một chương trình 5 năm, nhận vào lớp 12 ra Cử Nhân Mỹ Thuật...


So với trường nhạc hoặc trường Kiến Trúc , trường Mỹ Thuật lại đặt ở ngoại ô Sài Gòn, đó là bao câu hỏi đến với vị giáo sư người Pháp, đã dựng lên ngôi trường này, trong những năm 1913 của thế kỷ trước, bên cạnh đó đừng quên cái Lăng Ông, trường Mỹ Thuật bao năm nay vẫn không xa rời cái mỹ quan tuyệt vời ấy, bao thế hệ trường Gia Định, đã vẽ cái cổng tam quan, hai cây thốt nốt, như một huyền thoạt,người ta nói, tả quân đã mang giống cây này từ bên miên về, ngoài việc xin xăm, nhang đèn , bói toán… Nơi đây , phía bên hông điện , vẫn còn những mãng tối, các anh em trường vẽ thường hay tìm những mối tình chóng phai ở đây, nhớ cái cầu thang dơ dơ của trường Mỹ Thuật Gia Định, với ánh sáng yếu ớt, một góc tối như đồng loã với tội ác, mà chỉ có ông thần bụng bự mới hiểu nhiều hơn ai hết…
Ban Kiến Trúc ở trường Gia Định có các thầy Diệp Văn Kiểu, Lê Quang Anh, Võ tứ Quý, thầy Tùng , Ngô khắc Trâm, cô N T Quốc Vinh, cùng cô Huyền Tôn Nữ Quỳnh Như, nhớ có lần vào lớp cô Như, cô thường tỏ ra rất nghiêm khắc, lúc nào cũng áo dài , CT Hồng nói nhỏ với tôi” Vinh mày thử hỏi cô Như , chồng cô đâu rồi”, tôi vì tin bạn, ,lại liều lĩnh, can đảm có thừa, lên ấp a , ấp úng hỏi như vậy, Cô Như, đang ngồi bổng đứng dậy, nhìn châm châm vào mặt tôi, vài giây sau, cô nhoẽn miệng cười, nắm cái lỗ tay tôi và nói” Anh hỏi làm chi rứa??? cái lổ tai này nghe ai nói,được gì đây…???”
Sau 1975, mới biết chồng cô là Thi sỹ Trần Quang Long, đã thoát ly vào rừng kháng chiến, khi gục ngã, trên Balô vẫn đầy những ký ức về thơ:

“ Thưa mẹ
Năm nay con đã hai mươi mấy tuổi đầu
sự nghiệp lại chưa có
cuộc sống lại cơ cầu
bửa đói bửa no cậy nhờ bè bạn
rồi mai biết sẽ ra sao???
mai mốt trát đòi con vào Thủ Đức
chắc gì mẹ gặp con đâu???”

hoặc là;
“ Mỹ cút về đi viết trắng tường
Bải khóa đình công đổ xuống đường”(trích Thưa Mẹ trái tim)

Hay là:
“ Chúng mua lấy tiết trinh em gái ta bằng những đồng đô la đỏ;
nước mắt nào tuổi nhục cho em
sống ê chề lây lất từng đêm,
từng phút mua vui cho loài man rợ”…

Điều kỳ diệu hơn nữa, thân sinh của cô lại là GS Tôn thất Dương Kỵ, thuộc thành phần thứ ba, nên năm 72,73 gì đó, được trao đổi ra Bắc ở bên bờ sông Thạch Hãn…cô Quỳnh Như hay tự hào, ở vai bà cô của vua Bảo Đại, lại là trưởng ban Tiên Rồng, đã gây sức mạnh lớn ở ĐH Vạn Hạnh , nơi đây hàng ngày, đậu xôi lẫn lộn, bên ngoài thì CA chìm, trong thì lực lượng SVHS, đấu tranh đòi hoà bình…
Tuy câu hỏi của tôi, có làm phiền cô ít nhiều nhưng bà ấy vẫn vị tha, thật xứng đáng một vị thầy , đôi khi cô nói” các anh biết không ở Đại Học KT, mấy ông con trai đều không ai qua nỗi tôi cã, ai đến năm thứ bảy cũng “Double”, riêng tôi thì qua ngay 1 lần…Cô Như , ngoài nghề KTS, cô còn phụ trách dạy Lịch sử VN ,trong chương trình tiếng Pháp ở Trung học Bác-Ái Chợ Lớn, cô mất đi sau 1975, vì ung thư màng não.
Riêng thầy Ngô Khắc Trâm, theo cô Vinh nói, ông ấy là Siêu KTS, thầy dạy môn vẽ bóng, nhưng trong cặp ông ấy, đầy ấp những công trình về Trắc Lượng Đồ Án , thầy Trâm , tốt nghiệp về Luật hoặc Hành Chánh ở Hà Nội, KTS là bằng cấp thứ 2 của ông, (anh) hoặc Em ruột của thầy Trâm, Ngô khắc Tỉnh, một thời làm tổng trưởng thông tin VNCH, cũng trong những biến động đó, nhớ có lần ông Tỉnh đến CĐMT , các giáo sư đứng thành một hàng dài nghinh đón, bỗng dưng trong hàng ngũ giáo sư lại có một bàn tay đưa ra, ông hơi bất ngờ, nhưng cũng bắt tay người ấy, thằng Dương hoàng Hồ, thừa cơ hội nắm tay ông, nó nói: “ông đừng có dùng uy quyền của ông, mà đưa anh em chúng tôi ra chiến trường..”(Sau 75 gặp lại Hồ kể như thế), thực ra thằng Hồ, nó lén đứng xen vào hang ngũ gíao sư, làm ông Bùi văn Kỉnh một phen tái mặt, sau đó, Hồ nó được xe Jeep M151 đưa thẵng đến Thủ Đức.
Đó không phãi lần đầu nó quậy, mà rất nhiều lần, mỗi một lần đều được GS Trần vạng Lộc khen, cùng đưa 200 đồng, kèm theo lời động viên“Làm nữa đi các em” ( theo lời nó nói),GS Trần Vạng Lộc gốc Huế-Đà Nẳng, tốt nghiệp hội họa ở Pháp, sau gia nhập Đảng CS Pháp,trở về VN, với mong mõi trên cái ghế giám đốc CĐMT, sau khi ông Kỉnh sẽ ra đi, điều này, như một ý tưởng đối lập với GS Họa sỹ Thái Thị Hạc Oanh, con gái rượu của quan thượng thư bộ lại Thái Văn Toản ở Huế, ở Paris sau khi gặp lại, cô Oanh dõng dạc nói :``Đáng lý , nếu không có sự kiện 1975 cô sẽ là Giám Đốc trường CĐMT, thằng TrầnVạng Lộc nó là Việt Cộng…
-Dương hoàng Hồ nhà nghèo ở Đà Nẵng, liều lỉnh cuốc bộ vào Sài Gòn để trọ học, anh Mai Chửng thấy tình cảnh tội nghiệp, nên cho nó tá túc ở nhà mình, hòng để phụ việc điêu khắc, nhất là cái tượng Bông lúa ở ngã ba Long Xuyên v.v




Tượng Bông lúa thời con gái
Điêu khắc gia Mai Chửng
Chất liệu Đồng Vụn.
Detroyed after 1975


Tượng Bông Lúa thời Con Gái của ĐKG Mai Chửng, nghe đâu được Ngân Hàng VN Thương Tín đài thọ đến một hoặc hai triệu đồng, tượng rất cao , lớn của thời đó, thực hiện bằng đồng vụn, tìm ra từ trong phế thãi của quân đội, Anh Mai Chửng nói với tôi, “..để làm cái tượng này, tao phải vào xưởng Bason học làm thợ hàn đến 9 tháng???”...
Dù rủng rĩnh cái túi tiền, khá lớn thời bấy giờ, nhưng MC không quên bạn bè văn nghệ,như việc Thi sỹ (ABC...) đến cậy nhờ ông góp vốn để in thơ v.v .
Anh MC đã từng tâm sự với tôi, trong những ngày lưu lại trên cái đảo Buồn-Lâu-Bi-Đát( Pulau BiDong)" Tao đưa nó mượn một trăm ngàn để in thơ, in xong bán được hơn một triệu đồng, chuồn lẹ,im luôn"...
Trong những ngày ở đảo Bidong, tôi hiểu được Hs Mai Chửng , anh có đặc tính , trực tính, người thích nói ngay, nói thẳng, nhưng thường thì sự thật hay mất lòng…như có hôm, tôi , anh và anhTrần đình Hoàn ngồi uống trà, bổng có người đến, đồng thời mời tham gia họp hội trong cánh cựu quân nhân ở đảo, anh bực bội trã lời ngay:
” xin lỗi, quân đội VNCH đã đầu hàng và giãi tán từ 30/4 rồi, còn gì nữa đâu mà họp …”lúc ấy, tôi rất ngại, vì sợ bao bạo động của nhóm người ấy, nhưng không sao, mọi việc đã qua, vụ việc này, tôi có thuật lại cho Lê tấn Lộc, người cho xuất bản tập hồi ký “ Giả biệt chim rừng”, LT Lộc, học viên cùng lớp với anh MC, nhưng rất tiếc bộ phận kiểm duyệt đã đã cắt bỏ phần ấy, luôn cã việc khi phỏng vấn trên báo NV ở quận cam, khi bàn về Hội Họa Sỹ Trẽ , anh nói: “định ngồi viết lại về nhóm này, nhưng PHIỀN LẮM vì còn Nguyên Khai, Đinh Cường”nghe xong tôi chợt ngộ thâm ý của anh...
Anh kể tôi nghe, hành trình vượt biển, cũng khá thú vị, số là, khi còn làm chung với Ngô viết Thụ, trong cùng cơ quan ở SG, anh thường tỏ ra, một con người Nghệ Sỹ bê bối, khi đến làm sớm, ngày đến trễ, có ngày không thèm đến , từ đó thành thói quen , không ai để ý, để lúc hành động vượt biển anh vắng mặt ở cơ quan, nhưng mọi người lại nghĩ anh đang vui chơi đâu đó, trong hành trình đi xa vạn dăm, vợ anh, trên chiếc xe khởi hành phía trước, xe MC phía sau, chiếc trước bị chận, chiếc sau rẽ sang hướng khác, anh đến đảo một mình , có những buổi chiều thật buồn, một mình, nhìn ra biển như hình ảnh mênh mông của người thân cùng quê nhà…tôi có làm một bài thơ tặng anh như:

Tháng năm
đứng nhìn
từng cơn sóng vỗ
ai kia còn mõi mắt trong theo
chiều xuống
gíó về
cát lỡ
độc hành một hướng mênh mông…

trong những ngày cuối của cuộc đời, Mai chửng trở về quê nhà, tạo được hàng trăm phác thảo nhỏ, bằng đất, đã được gia đình bảo quản, in ra thành Catalogue ở Mỹ, cùng khi gặp Lê tấn Lộc(Lê,Phương Hùng) anh khẻ nói: “ nơi nào sống được nơi đó là Quê Hương…” trích đoạn trong hồi ký” Gỉa biệt chim rừng” xuất bản VN 2004.





Một bức thư của MAI CHỬNG Từ Kulalumpur gửi về Pulau Bidong năm 1981
Archive by La Toàn vinh


Sau năm 75, D H Hồ quay lại trường để học tiếp ban điêu khắc, tuy nhiên cuộc đời vẫn không yên ả như mọi người đã nghĩ, hắn được thôi học, buổi chiều hôm ấy thật buồn, trong căn phòng đầy những tượng đất, hắn lui cui viết bản tự kiễm, hòng lưu ý ban giám hiệu, xong xuôi,quay lại đọc cho mình nghe thử, bài bản đó rất dài, giống như những người dân Quảng Đà khác, trong đó, có nhắc đến gia đình liệt sỹ, bản thân Hồ sát cánh trong phong trào SVHS đấu tranh cùng là đồng môn của học sinh Nguyễn Thái Bình ở trường Phan Chu Trinh -Đà Nãng…

Tuy nhiên , vẫn không xoá được cái lon chuẩn úy ở TT HL bộ binh Thủ Đức đã trao cho hắn, sau sự cố, bắt tay với ông Ngô khắc Tỉnh....(vào tháng 1 năm 2017, nhân hợp mặt SV mỹ thuật trước 75 ở một quán ăn cạnh rạp Cao Đồng Hưng gặp lại thằngD.H. Hồ, nó vui mừng không tả nỗi, từ đó tui quên đi bao bực bội những ngày qua sau 40  năm  không gặp lại, mà cũng biết thêm nó chính là cháu của LS Hồ Công Lộ, một trong những tay đắc lực với HS Đinh Cường đấu tranh QUẬY một thời gian ở Đà Nẵng, HCL đến Bidong 1980 định cư tại Úc và mất năm 2017...

Trong lúc ấy, ông Trần vạng Lộc, khi ẩn, khi hiện, nỗi yên lặng lại kéo dài thêm, tuy ông Lộc, được trường công nhận là Đảng viên, nhưng lại không được sinh hoạt trong chi bộ nhà trường, vì phẩm chất Đảng viên đảng Cộng sãn Pháp, không có nhiều thử thách trong đấu tranh ,một mất một còn, vào Đảng ở Pháp dể như ăn cháo, chỉ đến văn phòng, điền vào cái đơn, đóng vài đồng tiền hội viên là xong, còn như muốn ly khai, chỉ cần điền vào cái đơn khác như một cái phủi tay!!!

Ở lớp dạy Phỏng họa( Anatomy) , chỉ có thầy Tín và thầy Đệ, thầy Tín rất sở trường về bộ môn Pastel, thầy đã từng vẽ chân dung Cô Vinh, nhìn vào đó, tôi vô cùng thán phục về tài năng có một không hai ở Sài-Gòn bấy giờ,thầy Tín rất vui , thầy còn kiêm luôn bói tướng , có lần thầy chỉ thằng Lê văn Thiền và nói" Tướng Em,... coi chừng có thể....ủ tờ!!!!"
Cô Vinh rất mến học trò, nhớ những lần sửa bài không kịp ở lớp, cô hẹn các bạn tại nhà cô ở đường Thoại ngọc Hầu, gần phi trường thì phãi, cô dành cã ngày thứ bảy để phụ giúp các đệ tử, thầy Diệp Văn Kiểu thấy vậy cười khì, thầy nói:" cô Vinh mới vào dạy, nên hăng quá..." trong những ngày cuối cùng của Sài-Gòn, có đứa nào gặp cô Vinh trong sân trường, bèn hỏi cô về việc chấm bài thi... cô Vinh vội vã trả lời" Giặc giả đến nơi rồi còn lo chấm bài gì được..."

Thầy Đệ thì đơn giãn hơn, nhớ có lần , ông Đệ vào lớp cùng khuôn mặt tươi tắn nói, tao mới vừa rửa lon, à thì ra, ông vừa được thăng cấp quan hai, ở TC CTCT , năm 1972 , theo Order ông ra Huế để vẽ tranh , dùng để treo trong Dinh Độc Lập, bức “Để tang thành nội”, thực hiện vẽ phong cảnh với chỉ một sắc tím, một màu tím của xứ thần kinh, sau 1978, gặp lại ông lang thang ở trước rạp Cao đồng Hưng, ông rủ tôi đến nhà chơi, cho tôi xem nhiều phác thảo, các tranh đã sáng tạo, sau đến, hai thầy trò ngồi ăn bắp trên bậc thềm ở trước nhà   gần nhà thờ 3 chuông   , sau này, gặp lại ông ấy ở Montréal năm 1992, thầy Đệ ,một trong những người của tầng lớp Họa Sỹ trẽ SG ???, người chủ trương chính là Bác sỹ Nguyễn tấn Hồng cùng HS Nguy cao Nguyên, cã hai đều phục vụ ở binh chủng Không Quân.
 NT Hồng sỹ quan cao cấp trong sân bay TSN, đã định cư tại Montréal từ năm di tản 1975, lần sang đây, thầy Đệ than phiền… “NT Hồng (hắn) đá tao ra” vì nghe nói trong giai đoạn đầu của Hội họa sỹ Trẽ, ông Nguyễn tánh Đệ làm "đình đám", sau đến Nguyễn Trung-Mai Chững, nhưng theo cuộc phỏng vấn ở Mỹ,thì ông Mai Chững nói" hội họa sỹ trẽ Sài Gòn lúc bấy giờ không có giấy tờ gì cả, người này nương tựa vào người kia để sống" nói như vậy, nhóm đó hoạt động ngoài luồng sao???như một hình thức tự tạo, tự hành, một hoạt động ngầm (Underground)…
Ở Sài Gòn, một phần lớn,luật pháp đều đi theo mô hình tư bản, không khác gì luật ở Mỹ hoặc Pháp...nếu như mọi sinh hoạt , kinh doanh bất vụ lợi(Non Lucatif) hay có vụ lợi đều phãi đăng ký tại tòa , để có cơ sở Pháp lý bảo vệ, nhưng nơi đây Hội HS Trẽ, lại không thực hiện được điều đó, như theo lời phõng vấn của ông Mai-Chững...
Như vậy thì ai cũng có thể nói"tôi là HV hội sỹ trẽ cã".

 Căn cứ theo các câu nói đầy ẩn ý của điêu khắc gia Mai Chững và họa sỹ Hiếu Đệ có liên quan va chạm đến ông  Nguyễn tấn Hồng,  vì ông ấy đã định cư ở Montréal từ 40 năm qua , cho đến nay ông khoãng 93 tuổi, tôi đã có dịp gặp ông nhiều lần nhất là trong những sinh hoạt của các họa sỹ Việt ở Montreal.( Bác sỹ, sỹ quan không quân đã mất vào cuối năm 2017 tại Montreal-canada -Cập nhật 2-2018)
Đã có những câu phản hồi gián tiếp hơi phức tạp, nhưng dù sao cũng đủ để nói lên những nghi vấn của ông Mai Chững và  ông Hiếu Đệ…
Thực sự mà nói, từ khi hội Họa sỹ trẻ ở Sài Gòn ra đời và giải tán thì tôi chưa vào học Mỹ Thuật chính vì vậy mà tôi cần biết thêm…
Tưu trung người thành lập vẫn là ông Nguyễn tấn Hồng cùng một người khác là ông Nguy cao Uyên, ông N T Hồng là một bác sỹ đồng thời một sĩ quan cấp tá trong ngành không quân , tất cã các chi phí cho sinh hoạt hội họa sỹ này được lấy ra từ quỹ đen của chính phủ vì ông Hồng  làm ở Vụ thanh niên (.Câu chuyện đúng như lời ông NC Kỳ phát biểu ở VN rằng, ông thời ấy đã có 1 triệu Đô La trong quỷ đen…)

Một bức thư điện (E-mail) của ông Nguyễn Tấn Hồng gửi ban biên tập sau khi HS Thái-Tuấn mất
Collection LTV


Công việc sinh hoạt vẫn điều đặn trong một địa điểm ở cạnh thư viện quốc gia, những giai đoạn đã qua thực sự có ông Hiếu Đệ , Nguyễn Trung, Đinh Cường cùng Trịnh Cung...

 Tuy nhiên trong giai đoạn Đinh Cuong(1939-2016) & Trinh Cung điều hành, đến một ngày , bổng dưng có sự vụ làm cho cảnh sát , mật thám ở SG vào cuộc, họ phát giác ra rằng, trong số những vị đang sinh hoạt có thành phần thuộc khuynh tả ,nhưng khi nói chuyện với NL trong bửa tiệc ở cạnh rạp Cao Đồng Hưng năm 2017,ông nói bửa đó bắt các thành viên , đa số trốn quân dịch…??? , cho nên một số bị bắt và sinh hoạt từ đó đã gián đoạn….sau đó Mai Chững vào điều hành nhưng cho có thôi, vì không còn quỷ đen, trên danh nghĩa thì hội họa sỹ trẽ đã đóng lại từ đấy, nhưng MC là sỹ quan CTCT nên tránh được bao sự cố cũ xãy ra...
 Riêng ông Tá không quân N T Hồng cũng vì sự kiện này mà mất chức VỤ TRƯỞNG VỤ THANH NIÊN!!!!

Tuy nhiên theo tôi ở giai đoạn đó là vậy!!!!! Bây giờ nếu muốn cũng không được!!!!
Có thể Mai-Chững gián tiếp cùng anh em tiếp tục nhưng không hợp thức hoá chăng????


Lần đó ở Montréal, thầy Đệ có ghé chỗ tôi, thấy có một bức tranh ưng ý, ông nói “ mày đổi với tao tấm này đi” , lúc chia tay, thầy Đệ bắt tay tôi và nói” Không ngờ tụi mình còn gặp lại nhau”!!!!!
Thầy Đệ , một người trọng Đạo, ví như chuyện một nhà sư ( T.N.H) vừa viết ra quyễn sách, cã Sài Gòn không nhà xuất bản nào dám in, vì lòng tôn kính người tu hành, do đó, thừa lúc có ca trực đêm ở phòng ấn loát của CTCT, ông lên bản kẽm và in tức thời trong đêm, để sáng hôm sau, xoá sạch dấu vết, dùng xe Jeep , chở ra cúng dường cho thầy, không biết vị sư đó đã chuyễn tải nó đi đâu, nhưng các thứ đều hợp duyên, hợp đạo…




Thiền Sư THÍCH NHẤT HẠNH
Brushstroke , Mực tàu trên giấy by La Toàn Vinh

Hơn thế nữa, chuyện một đồng nghiệp là ông Hiệp, bị Cancer Gan, chết ở nhà riêng, nhưng trên biên bản báo cáo của ông Đệ, ghi rằng; ông Hiệp chết tại nhiệm sở, tức là ở trường TT Mỹ Thuật, lẽ tất nhiên , cái chết ở nơi thi hành công tác, mọi người sẽ được hưởng chế độ tiền tử tuất theo luật pháp hiện hành lúc đó.
Lần gặp với thầy Đệ ở Montréal, sau đó , thầy thường xuyên thư từ vẽ viết, thầy vẽ tranh biếm họa rất hay, lúc đó tôi làm biên tập cho tờ Thuyền Tôn, một chi nhánh của phái Liễu quán, chùa Thuyền Tôn, trụ trên núi Thiên Thai ở Huế, nhưng rất tiếc, vì báo viết về Phật Giáo nên không thể dùng những hình vẽ đó, tuy nhiên, có một bài viết về thi sỹ Vũ Hoàng Chương rất hay, đượm màu thiền học, tôi bèn gửi cho bạn văn Vĩnh Hảo ở báo Hải Triều Âm -Cali, bài đó lên trang; tôi cũng đã gửi biếu thầy một bản..
Như đã nói, về sự trao đổi hai chiều, thầy Đệ gửi tặng lại tôi bức vẽ , ngài Khương Tăng Hội sơ tổ Thiền Tông VN, số là , sau khi thầy Đệ định cư ở Mỹ , nhà sư ngày ấy, có một cuộc họp cùng các Tăng Ni ở Làng Mai bên Pháp, tín đồ vân tập lên đến hơn ngàn người , được sư ông gợi ý, vẽ một tranh mang tính cách Phật giáo, Hs Hiếu Đệ bây giờ, đã phóng bút tức thời, sau cùng tạo ra ngàn bản in offset, và đã được các chư tăng thỉnh hết.
Năm 2005, đến viếng thi sỹ Phạm Thiên Thư ở Quán Café Hoa Vàng, trên khu “Hạ Cờ Tây” khu Bắc hải, thoạt đầu , quán này có tên Động Hoa Vàng, như trong thi tứ “Đưa em tìm động hoa vàng” nhưng vì sợ mọi người hiểu nhầm, nên bỏ đi chữ “Động”…
Vãn chuyện với tiên sinh một hồi lâu, ông ấy cho rằng HS Hiếu Đệ đã mất… về lại bắc Mỹ, tôi bèn hỏi mọi người , chẳng ai hay biết tin này???Cũng có thế trong thời gian bệnh nặng, không ra ngoài nhiều, nên mọi người cho rằng ông Đệ mất chăng???
Ông P T Thư, trụ ở quán cà phê, quán nhà của ông, trong khoãng vườn nhỏ, bày cái bàn để viết thư pháp, ngoài làm thơ như tất cả mọi người đã biết, ông lúc này, kiêm luôn ngành vật lý trị liệu, ông bày cho tôi, bất cứ bệnh gì, chỉ cần dùng bàn tay vuốt trên ngực ba cáí, thời sẽ khỏi ngay, nghe ông ấy dạy, tôi chợt nhìn mấy em phục vụ Cà Phê, vòng một khỏi chổ chê, cùng bàn tay tôi hơi rung rung…
Vì sợ tiếng thị phi, tiên sinh tâm sự với tôi về chữ “Từ Quan”như trong câu “Rằng xưa có gả từ quan”, chữ Quan theo ông dùng ở đây, tức là bỏ đi mọi thành kiến , Ngã chấp, chứ không phải Trốn quân dịch như mọi người đã gán cho ông…cũng là một Phật tử, tôi nghĩ từ vựng này, làm một cái gì đó thuộc về Perception, bên trong Lục Căn của tư tưởng Phật giáo…ví như trong Bát Nhã ba la mật(Prajnaparamita) “Sắc (Forme), Thọ( expression), Tưỡng (Impression), Hành (Tendance) ,Thức (Conscience) diệt phục như thị”.

Thấy không cần bàn thêm về cái hội "Underground", nếu không, nó đâm ra trở nên quan trọng , trong khi điều ấy( Tiền hậu trống vắng) bàng bạc những Hư Không!!!cũng ĐKG Mai Chững, người làm chủ tịch hội, cho đến 30-04-1975 đã thật lòng kết luận" " nhưng vì chiến tranh nên không phát triển được gì"...
Đọc điều này, tôi ngẫm nghĩ ông Khổng Tử cũng có lý khi:" Si le titre n'est pas convenable , les paroles sont sans valeurs", nghĩa là, Danh mà không chính, thì ngôn khó mà thuận, hiện tượng bát nháo, thì bản chất cũng đành bỏ đi thôi...

Thầy Nguyễn tấn Báu làm hiệu trưởng ở Bình Dương trong thời kỳ tôi học, cũng là thầy của các vị như: Hồ hưữ thủ, Lê Thành Nhơn, cùng nhiều thế hệ khác v.v, thầy thật đơn giản và trân quý những người dấn thân cho sự nghiệp sáng tạo, là một người đã trãi nghiệm qua các trường Bình Dương, Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định, và vững vàng hơn ở Cao Đẵng Đông Dương… Nhớ có lần , thầy kể lại về trường Đông Dương trong những năm miền bắc bị nạn đói, dân không đủ ăn, áo không đủ mặc, thế nhưng học sinh Mỹ Thuật lại bảnh bao, mặc toàn Complet Trắng, có tiền học bổng, để chi phí các thứ, nói như thế , cũng đủ thấy chính quyền Pháp đã bảo trợ các nhà sáng tạo một cách chỉn chu như thế nào rồi, có lẻ ông quen với Hs Tú Duyên, khi còn ngoài miền bắc, nên khi gặp lại tôi ở TTMT, ông bèn giới thiệu tôi cho thầy Tú Duyên , để tôi có cơ hội , tạo công việc cải thiện thêm đời sống.
Thầy NT Báu mất đi trong niềm nuối tiếc, ở VN nam trong thời bao cấp, thật khó mà lường, vì lòng người cùng thái độ của chính quyền đã đối xử với ông.

 Tôi  biết thầy Tú Duyên vào những năm 70 của thế kỷ trước, lần đó, gặp vào lúc tình hình chiến sự rất căng thẳng,  nhất là trên con đường 13 nơi tôi đi về hai buổi cho một ngày hoc.
Thấy khó khăn tôi cùng Phạm thế Trung, Đặng văn Long, Nguyễn hữu Thành mướn một căn hô ộp ẹp ở Ngã tư Hàng Xanh, P.T Trung học với thầy môn Thủ Ấn Họa, hiểu nôn na là sáng tạo tranh in làm bằng tay (L’estampe sur Bois-Wood cut Printing).
Trung thường hay mang bài về căn gác nhỏ để làm, hầu như tất cả các tranh in trên đều độc bản(Monoprint- Monotype).
Mỗi ngày có dịp đi ngang qua khoa Thiết-Ấn, tôi đều gặp thầy đang cùng với các đệ tử miệt mài in tranh, tranh in bằng mực Song Long sản xuất ở Bình Dương bên cạnh trường trung học Nghĩa Phương ngày xưa , chất liệu đó thuộc sơn dầu được ấn bản trên giấy báo, giấy Canson v.v, nhưng sau thầy lại in trên giấy Lụa đã được bồi sẵn.
Cũng từ lúc ấy thấy thầy hay giao lưu với nhiều họa sỹ Việt lẫn ngoại quốc trên đài truyền hình , tôi thích chương trình đó lắm dù truyền hình lúc bấy giờ chỉ có hình đen trắng.
Có lúc giáo sư Nguyễn tấn Báu hiệu trưởng trường Mỹ Nghệ ở Bình Dương gặp tôi và nói” tôi đã nói chuyện với ông Tú Duyên giới thiệu em đến làm việc cùng ông ấy để cải thiện thêm…”sau đó tôi mới hay giữa hai ông đã thân thiện với nhau khi còn ở Cao Đẳng Đông Dương Hà Nội.
 Sau 1975 ít gặp lại Thầy, chỉ một lần gặp duy nhất vào năm 1978 ở hội MT Thành phố do HS Quách Phong làm hội trưởng.
Năm 1978, nhân chuyến đi thực tế ở Ô-Môn Cờ Đỏ tôi thực hiện một tranh in gỗ độc bản, sau đó được chọn để trưng bày ở Viện Bảo tàng Cà Mau bức tranh ấy được ông Hai Bình giữ lại tại nhà ông đến ba mươi năm, cuối cùng trao lại tôi năm 2009.
Năm 1979, tôi về Bàu Trúc - Phan Rang vẽ về sinh họat người Chàm, một tranh khắc gỗ khác được sáng tạo nhiều bản (Tirages), ở nhà trường thì chấm có 3 điểm, tuy nhiên ở hội Mỹ thuật thành phố thì chọn cho triển lãm thường niên như anh Quánh Phong đã bộc bạch:"Chuyện gì ở trường là của trường, đây là hội Mỹ Thuật chọn lựa là do hội chứ không do quyết định của trường", mấy mươi năm sau nghe tôi kể lại chuyện này, Phương Hùng-Lê tấn Lộc phãi nói" Thằng Quách Phong thấy vậy mà được ghê" ,lần ấy 1979 có một  bản được chọn cho triển lãm ở đường Phó Đức Chính nhân triễn lãm thường niên do hội MT TP HCM tổ chức , lúc tấm tranh ấy đang còn đang triễn lãm thì tôi xuất ngoại, không biết bây giờ số phận nó ra sao???

Năm 2009, trở về thăm thầy Tú-Duyên tại tư gia ở gần khu Phó đức Chính, thầy vẫn khỏe cho dù đã 95 tuổi , để rổi hôm nay được tin HS Tú Duyên mất, đó cũng là một mất mác lớn với an hem họa sỹ chúng tôi!!!



Họa Sỹ TÚ DUYÊN nhìn bởi LA TOÀN VINH
Sơn Dầu trên giấy


Thầy Nguyễn Văn Yến thời thọ dai, cuộc đời tương đối nhiều gặp vận mai, sau khi hoàn tất ở Đông Dương , ông được đi học ở Ý, trở về VN, phụ trách cố vấn cho khoa điêu khắc ở Bình Dương, trờờng Bình Dương chỉ có khoa điêu khắc nhưng chủ yếu là CHẠM GỖ do thầy Chín Trí dạy , đồng thời ở CĐMT Sài-Gòn...

 Nhớ có lần thầy NV Long kể lại:” Khi ra trường nó(NVY) không chịu lấy vợ, thích sống lang bang, tôi phãi tìm vợ cùng tổ chức cưới gã cho nó…quán Chiêu-Anh  trước ở Lê Văn Duyệt GĐ gần Lăng Ông  ” gia đình thầy Yến vẫn sống với lợi tức của cái quán Chiêu Anh, hơn là 3 bốn cái tượng mà ông đã làm trong suốt cuộc đời nghệ thuật của ông…
Khoãng năm 82, tình cờ tôi gặp thầy Năm ,( nick ) Năm rùa, ở Métro montréal, thầy mời tôi đến nhà chơi, sau đó nghe nói thầy chuyển đến vùng khác, có thể là Toronto???
bỗng nhớ lại, khi còn ở lớp dạy cổ văn của thầy, thầy năm con người từ tốn, cái gì cũng từ từ, chính vì vậy thầy có bí danh!!!
Ở trường trang trí mỹ thuật Gia Định, duy nhất có ông Trần Quang , dạy về in lưới (Silkscreen-printing) cho ban Thiết ấn (Design for printing), tuy nhiên , bao thao tác thầy Quang ứng dụng đều quá cũ kỷ, như việc điều chế chất cảm quang Émulsion, được tự do, chưng cất trong khoa, điều này, nếu không cẩn thận sẽ gây phản ứng hóa học , dể gây tác hại cho sức khoẻ, tuy nhiên, bao năm trường , thầy trò vẫn miệt mài, trên công bao công trình nghiên cứu, nhớ những ngày sau 30/04/75, thầy Quang mang tất cã các vãi vóc tồn kho của ông, để các SV MT vẽ Bandroll , khẩu hiệu, mừng đất nước thống nhất…
Thầy Quang được lưu dụng dạy lại sau 75, nhưng sau đó, ông đi vượt biên cùng với thầy Đệ, ở Hậu giang, như lời thầy Đệ thuật lại” Lúc ông Quang khai với công an biên phòng, ông là giãng viên đại học Mỹ Thuật, thừa lúc ấy, tao khai đồng sự với hắn, nên mọi sự cũng dễ dàng hơn”…. Để cuối cùng HS Hiếu Đệ, được định cư tại Mỹ , trong chương trình con lại, thế mới nói, mỗi một người đều có cái số cã…
Thầy Quang, ngoài việc giãng dạy in lưới, ông ấy, còn có cơ sở in khác ở Chợ Lớn, là một người Hoa, có tài kinh doanh , nhưng gắn bó với nghệ thuật, giờ đây,nhìn lại bao kỷ niệm, đôi khi thấy cũng vui vui,nhớ nhất, trong những lần sinh hoạt của trường khoãng năm 1977-1978, thầy đóng góp với tiết mục ca hát, ông hát mộc trước mọi người bài “Việt Nam-Trung Hoa…núi liền núi, sông liền sông v.v” bằng giọng Việt, nhưng lờ lợ tiếng Tàu, để rồi năm 1979, VN-TH không còn ở thế “Môi hở, răng Lạnh” nửa, đó là thời kỳ tranh chấp ở biên giới Việt Trung!!!
Ban Kiến Trúc ở trường Mỹ Thuật Gia Định, nếu như không biết đến GS Hồ Hoàng Xuân Mai, là một thiếu sót lớn, dạy về trang trí nội thất, nhưng ông Mai rất tinh tế về kinh tế, ông cho in Ronéo những Motifs hình trang trí ra thành tập, bán cho học viên, ông thường nói” Nghệ sỹ , đừng Copies theo một trường phái nào cã, làm như vậy mình chẵng được gì, mà ngược lại … làm tôn vinh người mình copy…” Ông là HS duy nhất làm thiết kế trang trí cho vũ trường MAXIM, một vũ trường bậc nhất ở Sài Gòn thời bấy giờ…Nơi chốn ấy do NS Hoàng thi Thơ điều khiễn, (người ta nói mẹ ông Xuân Mai, có bà con cật ruột với tướng Hoàng Xuân Lãm???), tư lệnh vùng một chiến thuật, sau 1975 , trong số những giáo sư lưu dụng, nhưng ông có vẽ hơi sợ sệt, có lần trong lớp ông bảo tôi” Hãy vẽ như ông bộ đội X Đ thì được” , tôi rất ngạc nhiên, đây không phãi là một phương cách sư phạm tốt…Điều này, khiến một họa sỹ học chung với ông bức xúc nói” ĐM, khi học với thằng Mai, tuị tao vẽ cho nó, chứ nó thì chẵng ra trò gì cã…”
Ô HHX Mai, mất vài năm sau giãi phóng…
Ở Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật có giáo sư Trần-Quang là người góc Hoa dạy về IN LƯỚI (Silkscreen Printing)thầy có giọng nói lớ lớ tiếng Việt, trong thời kỳ mâu thuẫn VN-TH ở biên giới phía bắc 1979, thầy Quang cũng không "AN TÂM" lắm, sau đó đi vuợt Biển bị bắt ở Kiến Hòa cùng thầy Hiếu-Đệ, thầy Quang mất một ít lâu sau đó.
Bên Trường CAO ĐẲNG Mỹ THUẬT lại có thầy ĐỚI(Đái) Ngoạn Quân là một người Hoa chính thống, người ta đồn rằng ông là một trong "Tứ Đại Danh Họa" Trung Hoa khi còn ở Lục Địa,sau khi từ Đài-Loan sang ông được mời dạy cho trường về môn Hội Hoa Trung Hoa.
Trong một buổi Café với tiến sỹ Kinh Tế Quốc Tế của Sorbone-Paris ông DVV đã bộc bạch với tôi "theo lời của kỷ sư Đới hiến Tô con trai ông Đ. N. Quân nói rằng: Họ thật của tiên Sinh là " ĐÁI " chứ không phãi "Đới" nhưng vì ở VN chữ ĐÁI không đẹp cho lắm nên tiên sinh đổi thành Đới vậy, quả thật như vậy vì trong lúc ấy ở trường Mỹ Thuật cũng có một Học Sinh tên là Đái Hiền Lương...
Ông Quân đã dạy trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài-Gòn từ những năm đầu tiên được thành lập 1956, ngoài việc giãng dạy tranh Thủy Mặc chuyên về đơn sắc mựctàu(MonoChrome)ông thường mang Mực , Giấy, Cọ lông vào tặng các SV để họ không tốn tiền mua, ông dạy 20 năm ở VN không nhận một đồng thù lao nào cã , ông không nói tiếng Việt nên mỗi buổi dạy thường dẫn theo một thông dịch viên tiếng Hoa,trước là vợ ông, sau một phụ nữ trẻ người ấy chính là con gái rượu của ông Quân lúc ấy đang học ở ĐH Minh đức Sài Gòn 1974, sau năm 1976 ông chuyễn sang sống ở Paris, ông Đ.N Quân cũng đã tặng ông Chirac(Lúc đó là thị trưởng Paris) một hạt gạo có khắc bài thơ Lý-Bạch,để khi mỗi lần khách đến nhà ông Chirac đều được đọc bài thơ khắc trên gạo được nhìn qua cái ống dòm phóng đại...
Ông Đới Ngoạn Quân là một người mang tâm hồn Á Đông thuần tuý, nhìn vào cách sinh hoạt của ông cũng đủ biết , ông vẽ mực tàu đơn sắc trắng đen theo trường phái phía Bắc, để gói gém tinh thần của một kẽ sỹ trong một đất nước Trung-Hoa bị chia cắt vào thới Nhà Tống.
Có lần tôi lên tận bàn ông ngồi, nhờ chỉ dùm cách vẽ lá tre, ông cầm bút vẽ một cách nhịp nhàng uyễn chuyễn như đang viết chữ nho, vài giây sau trên giấy vẽ đã có một chùm lá tre phất phơ trước gío, kèm theo bốn chữ "Quân Tử Phong Cao"ý nói người quân tử trước cơn biến cuộc đời!!! Tôi liền mang về cất làm kỷ niệm, nhưng khi sang hải ngoại gia đình tôi không hiểu nên đã đem bán ve chai!!!

Thủ bút của they HS Nguyễn Siên, gửi đến La toàn Vinh trong những năm 1992 Thầy Siên đã từng học ở Mỹ Thuật Gia Định, Cao Đẵng Mỹ Thuật Đông Dương, Trường trang trí Mỹ Thuật Paris… Một giai đoạn ở thời Mỹ Thuật Gia Định, không vui như vậy, nhưng không ai lựa chọn được gì, học hành thì để né quân dịch, trong lớp chỉ có hai ba cô gái , các cô học KT, nên hơi khô khan, sự khô cứng đó thể hiện trên cã ba vòng, duy chỉ có “Red Underwear” thì tạm cho là dể coi.
Năm 1974, tôi thi vào Cao Đẳng Mỹ Thuật, đậu hạng 6 trên 24 người được nhận vào năm đó, không có hạng nhất, vì các thầy quan niệm, mới thi vào mà hạng nhất, thì đâu cần phãi học gì thêm…

Trong quán cà phê ở Tân Bình với they Hồ Văn Phòng  2012
 Vài kỷ niệm với thầy Hồ Văn Phòng(1930-2013)

Tôi biết ông vào những năm 1973 trong một buổi giới thiệu về Bích Chương Pháp tại trường QG Trang Trí Mỹ Thuật, Paris nơi chốn ấy thầy đã thụ huấn trọn vẹn bao thành tưụ về Đồ Họa Bích Chương .
Xuất thân trong một gia đình có mức thu nhập khá cao thuôc hàng Tư Sản thây đã từng bộc bạch`
`` Cái hảng Nước Mắm của gia đình tôi ở bên kia sông Tiền Giang,nhưng khi đứng bên bờ này vẫn nhìn thấy... sau 1975 tui đã giao cho HỌ HẾT´´

Giáo sư Hồ văn Phòng đã đến kinh đô ánh sáng trong cuối thập niên 1940 của thế kỷ trước.
Đã thu hoạch chương trình phổ thông trung học ở Paris, sau đến ông ghi tên vào học ở Học viện Mỹ Thuật The Académie de la Grande Chaumière (academy of the large thatched cottage) để chọn cho mình một con đường hội họa và đi theo ông đến cuối cuộc đời, cùng nơi chốn ấy ở Pháp, GS Hồ văn Phòng đã gặp một đồng hương tâm đắc đó là họa sỹ Dương Văn Đen, họ về nước sau  8 năm học tập hai vị ấy lại có những lớp dạy tại trường Mỹ Thuật Gia Định.
Sau 1975 tôi lại được học tập với sự chỉ dạy của thầy ở năm học thứ hai cùng với các bạn Đặng thị Dương, Tô Hoài Nam, Trần Xuân Hòa, Nguyễn Quốc Thạnh….
Sau này gọi là ĐH Mỹ Thuật, luôn bao  lần của năm 1978-79 thầy cùng chúng tôi đi thực tế tại Bình Thủy-Hậu Giang  ,thầy Văn Đen vẫn cùng đi chung nhóm…
Thĩnh thoãng thầy hay kể về Paris làm tôi ước mơ như có thêm đôi cánh để tận thấy bao sinh hoạt ở nơi xa xăm ấy,  lớn lên trên đất nước VN khi thực dân còn hà khắc hơn nhiều cùng một trang lứa đó ta không quên người học trò Trần Văn Ơn , vị này ông nhớ khá rành rẽ…
1980 rời Việt Nam để định cư ở Bắc Mỹ ,16 năm sau tôi trở về Sài Gòn, ông vẫn còn dạy vì ông yêu nơi chốn này; khi ông tâm sự: ” tôi chọn ở lại VN vì tôi yêu mến nó, ở Pháp em tôi là một dược sỹ có rất nhiều điều kiện để đoàn tụ, nhưng tôi đã từng ở bên ấy đến 8 năm, nên tôi chán lắm…”
Sinh ra bên giòng Tiền Giang, thân sinh ông là chủ một hãng nước mắn đồ sộ mà nhìn thấy cã một cơ ngươi bên kia bờ … nhưng cuộc đời ông sống thật bình dị chân thành , không hề khoe khoang hay phân biệt giàu nghèo…
Lần gặp cuối cùng năm 2012, chúng tôi cùng thầy có dịp ngồi lại hàn huyên tâm sự khi bao cái còn cái mất  vốn là vô thường và ông cũng chấp nhận như vậy…







The girl in the other room
Chỉ trong một năm giới Mỹ Thuật Gia Định đã có nhiều người ra đi biền biệt , trong đó có Huỳnh Bội Trân cùng Nguyễn Quốc Tuấn…
Còn  nhớ khi xưa trong thời bao cấp ở Việt Nam, tôi và Huỳnh Bội Trân đã có những ngày ngồi chung dưới một mái trường, Bội Trân vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật năm 1976 chúng tôi cùng có những giờ học chính trị chung ,BT học lớp Chuyên Tu Lý Luận LS Mỹ Thuật một bộ  môn mới lạ lúc bấy giờ.
 Bọn tôi thường sinh hoạt tập thể, ăn ở nội trú trong trường, căn phòng nội trú ngụ trên tầng 2 của trường Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định một địa chỉ văn hóa đã được xây dựng từ 1913, Bội Trân nhỏ hơn tôi một tuổi cô nàng nhỏ bé đến từ Biên Hòa , hay bị ngất sỉu vì ngạt thở do từ một chứng bệnh bẩm sinh…
Cũng theo lời bạn đồng môn Phan châu Thắng đã tốt nghiệp tiến sỹ triết học ở  Berlin( vì  môn Mỹ  Học ở  Đức thuộc về  khoa triết học)“BT rất thông minh và nhạy cãm”,một vài năm sau cô nàng lập gia đình với một bạn chung trường ở khoa Điêu Khắc tên Trí…
Sau đó tôi ra Hải Ngoại hầu như mất liên lạc đến  hơn 20 năm.
Năm 2003-2004 tôi liên lạc được với bà ấy, khi BT đang làm luận án tiến sỹ ở Úc về đề tài những họa sỹ VN trước 1975, cuộc sống lúc ấy rất kham khó, đôi khi phãi nhờ bạn bè đi trước ở hải ngoại giúp đở về điều kiện vật chất, vì đi du học do tài trợ bởi trường MT Biên Hòa nên hơi chật vật, hơn thế nữa bà ấy lại mang theo đứa con trai từ VN sang, thế thì cô nàng vừa học vừa gánh gồng nuôi con nhưng bà vẫn vượt lên mọi tình huống khó khăn để bảo vệ luận án của mình…
Khi sang Mỹ để phỏng vấn các HS trước 75 để làm điều kiện bảo vệ, BT đã liên lạc hầu hết các bạn đồng môn đồng lứa của mình, nhưng tôi thì vẫn xa xăm vì lúc bấy giờ tôi ở Canada!!! trong một phần luận án , bà ấy hay đề cập đến ông Phước Sanh một vị hiệu trưởng của trường sau 75 và có rất nhiều người đã hiểu lầm là ông ấy đã trù ếm tôi, nhưng thật ra giửa tôi và thầy PS hoàn toàn không có vấn đề…
Chúng tôi thường xuyên thư từ để giử liên lạc, hầu như các sinh hoạt Curator của bà ấy sau khi tốt nghiệp thường xuyên thư từ tham khảo ý kiến cùng bè bạn,  cuối cùng lại thêm một lần nữa BT lập gia đình đây là vị hôn phu thứ 3.
 Xuất thân từ một gia đình được xem như “Giai cấp tư sản” ở Biên Hòa, khi ra đi tôi thừa biết bà ấy sẽ ở lại hải ngoại, cũng như ca sỹ Nguyễn thị lệ Thu (Thu Yesin-Đà Lạt) ngày nào đã ở lại Paris sau chuyến công diễn…
Lần cuối cùng Bội Trân và người chồng mới trở lại VN vào cuối năm 2011 do nguồn tài trợ của chính phủ Úc, phu quân bà cũng là họa sỹ tạo hình chuyên về in Kẽm (Etching), nguyên là cựu chiến binh quân đội Úc đã trở về sau nhiều năm phục vụ ở VN, họ đi qua VN, Lào … sau đó chia tay cùng những người bạn VN đến viếng  Lào vào ngày thứ tư, 3 ngày sau bà ấy mất ở Singapore, một tin thật buồn cho giới Mỹ Thuật, vì ra hải ngoại nhưng vẫn theo đưổi cái nghiệp hội họa thật là hiếm hoi, trong khi cã lớp chúng tôi ở Mỹ nhưng sinh hoạt Mỹ Thuật của họ chỉ đếm trên đầu ngón tay, BT đang trên con đường vinh quang ở phía trước nhưng đành dừng lại do số mệnh nghiệt ngã, tôi thì mất đi một người bạn đường tri kỷ một “ the girl in the other room”…

 Giáo sư Trương đình Quế

Tôi gặp ông Trương đình Quế trong những năm 1977 của thế kỷ trước, ở thầy Quế tính tình vui vẽ hòa đồng với học trò, ông phụ trách năm thứ 2 của khoa điêu khắc, trong đó có những môn đệ gồm Phạm thế Trung , Lê t thu Huệ, Nguyễn quang Chung . Lê đ Trung v.v.
Một thời gian ngắn sau đó ông nghỉ dạy vì một lý do như sau:
Chẵng là trong lớp có chương trình phác thảo tương để sáng tác, trong đó thằng LĐT nó có một phác thảo hơi lạ lẫm khiến ban giám hiệu lưu ý, LĐ Trung nó làm phác thảo với hình tượng một thằng cu tý trần truồng đang ngồi ỉa trên cái bô, một tay bịt kín mũi…khi ban giám hiệu duyệt xét phác thảo, thầy giám hiệu có ý trách thầy Quế là tại sao lại để học trò làm điều đó.
Thầy Quế trả lời” Tại tôi thấy các em nó làm có tình cãm nên để nó làm…..”
sau đó thì không gặp thầy Quế đi dạy, thằng N Q Chung thì bỏ học đi bán chợ trời ở trước Lăng ông, Phạm thế Trung vượt biên, duy còn thằng LĐT theo phân phối về công tác ở tận  Sóc Trăng, tuy nhiên cuộc đời của hắn không êm ả cho lắm vì bị đi tù đến 5 năm về việc dám mang một bức thư tay từ một ông cha ở Sóc Trăng về cho bố của nó là một mục sư ở Sài-Gòn…
Câu chuyện của nó làm liên hệ đến thằng HK Thảo không ít vì 2 đứa ở chung phòng trọ!!!
Năm 1995 tôi về thì không gặp nó, đến sau năm 2000 thì nghe nói nó kế thừa vị trí của bố làm một mục sư.
Riêng về thầy Quế đến năm2013 được ban giám hiệu mời về trường để trao tặng và vinh danh là một giáo sư giỏi, đó là trong nhiệm kỳ của hiệu trưởng Trương Phi Đức.


Giáo sư TRƯƠNG ĐÌNH QUẾ (râu bạc) ở Đại Học Mỹ Thuật


LA TOAN VINH NHÌN BỞI NGUYỄN QUỐC TUẤN 1995


















Từ đó , sau đến 1975, kẻ ở, người đi, đến cuối năm 1980, tôi chia tay hoàng hôn, một thân một mình ở Hải Ngoại, lúc đi không hề có một mãnh giấy trên tay, phãi tự bương chãy, học lại tất cã từ A đến Z, như số phận đã được an bày, tôi tốt nghiệp bằng Mỹ Thuật ở Đại Học Montréal, sau đó là bằng Réalisateur(Đạo diễn) phim truyện ở École de Cinéma…



La Toàn Vinh và Phạm Thế Trung ở Toronto, Canada
Photo by Thái Khắc Chương (Ex-Photographer for UPI Việt-Nam)

http://www.archive.worldpressphoto.org/search/layout/result/indeling/detailwpp/form/wpp/q/ishoofdafbeelding/true/trefwoord/year/1975/trefwoord/prize/1st%20prize



.
(Còn Tiếp)

Thursday, November 25, 2010

latoanvinhwriting

SÀI-GÒN SCHOOL, 100 Năm Hội Nhập Diệu Kỳ

La Toàn Vinh I.W.A

Bên những tháng năm cận kề, để Kỹ niệm 100 năm, ngày thành lập trường Mỹ-Thuật, Gia-Định-1913 ( École nationale des Arts-Décoratifs), tôi mạo muội đưa vào đây; một bài viết về Đồ Họa In Đá... song song. thực hiện trên xưởng In đá, tại trường Đại Học Mỹ-Thuật ,Sài-Gòn, tức trường vẽ Gia-Định cũ...

Được biết, qua tài liệu văn khố, lưu trữ, Sau trường Mỹ-Nghệ Thũ Dầu-Một-1901, Mỹ Nghệ Biên-Hòa-1907, Trường Mỹ Thuật Gia Định;đã mở rộng cửa đón những tài năng hội họa đến học tập, những ngôi trường Mỹ-Thuật với chương trình, giãng dạy theo phương pháp mới ở Tây-Phương, phổ thông cho mọi người hấp thụ, đễ tạo một sinh khí mới cho việc giãng dạy Mỹ-Thuật đầu tiên ở Việt-Nam, khác hẵn với cách dạy, Cha Truyền Con Nối, khép kín, chỉ phát triển trong một tổ hợp nhỏ, mang tính chất gia đình... Cũng nên biết thêm, từ đầu thế kỷ 20, đã có rất nhiều chuyên gia, tốt nghiệp từ trường Mỹ-Thuật Paris, đến Sài-Gòn công tác, họ đã vẽ quy hoạch, đô án thiết kế thành phố này, đa số những vị này đều xuất sắc, đạt nhiều thành tích chuyên môn cao, như giãi "Grand Prix de Rome" v.v.


Tranh của Họa Sỹ Nguyễn Văn Long, sinh viên Cao Đẳng Đông Dương năm ???,
Tranh sáng tạo năm 1941

Theo trong kỹ yếu của Trường, từ những năm đầu tiên-1913, đã có lớp in Đá Lithography(*1), tuy nhiên, bên ngoài nhà trường, những xưởng in Đá thương mại, đã hiện diện để tác dụng trên thị trường, chắc chắn, Ngành in Đá tại Sài-Gòn, đã có mặt từ khi người Pháp mới đặt chân vào Việt-Nam. Cũng từ nơi đây, những ngôi trường Mỹ Thuật này, đã đào tạo cho đất nước Việt-Nam rất nhiều họa sỹ tên tuổi, bao nhà giáo ưu tú, mãi đến khi, trường Mỹ Thuật Đông Dương thành lập tại Hà Nội, năm 1925(2*). Hầu như; rất nhiều sinh viên thi đỗ vào, trong đó phãi nói, số đông đều là học sinh miền nam, xuất thân từ 3 trường kể trên, những vị đó, sau này đều là những bật thầy đã dạy dỗ chúng tôi như: Gs Nguyễn Tấn Báu, dạy về Sơn Mài, Gs Nguyễn Văn Long, dạy điêu khắc Phù Điêu, Gs Đan Hoài Ngọc, dạy về Trang Trí Vốn Cổ Dân Tộc...sau những vị tiền bối đó, tiếp đến, thế hệ Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài-Gòn ( École Nationale superieure des Beaux-Arts), Thành lập năm 1956 bởi họa sỹ Lê Văn Đệ, sinh viên khoá một của trường Mỹ-Thuật Đông Dương...

Lá Rụng Về Cội, Mực Nho của Nguyễn Siên, Cao Đẳng Đông Dương ???
Sưu Tập bởi LTV


Thời gian đã đi qua thật nhanh, 100 năm của " Sài-Gòn School" , đã làm nên những gía trị đáng kể...Cũng nên lưu ý thêm, vào thời điểm trên, trong giai đoạn Pháp chiếm miền nam, hệ thống giáo dục , ở đây (miền Nam), dành cho tất cả các ban ngành, chỉ được đào tạo, đến hết bậc trung học, còn hệ Cao-Đẳng và Đại-Học, phãi ra Hà Nội để học tiếp...Chính vì thế, trường Cao đẳng Đông Dương, được đặt tại Hà Nội, trong giai đoạn ấy, Sài-Gòn-Miền Nam, theo hệ thống tổ chức hành chánh thuộc địa, Các cơ sở, đường phố, đều dùng tên Pháp, mãi đến năm 1930, một con đường có tên Việt-Nam đầu tiên, đó là đường Trương Vĩnh Ký...



Trịnh Hoài Đức do Điêu Khắc Gia, {Nguyễn Văn Yến hay Nguyen Thanh Nhon????},
 Cao Đẳng Đông Dương ???,
thực hiện trong khoãng 1970-71.

Đến năm 1925, họa sỹ Victor Tardieu, xin chính phủ Pháp, xây trường Mỹ Thuật ở hệ Cao Đẳng, tất nhiên , phải ở Hà Nội, chính quyền thuộc địa phản hồi" hết chi phí",lúc ấy, đành phải dùng cái nhà ga củ, để làm Workshop cho trường Mỹ thuật Đông Dương(Theo báo Tri-Tân).

Trong khi đó, học viên của trường Mỹ Thuật Đông Dương , học bổng rất cao, theo giáo sư Nguyễn Tấn Báu, ở vào thời điểm miền Bắc, đang có nạn đói, thế nhưng, học viên Mỹ Thuật từ miền nam ra, học bổng dành cho cả năm , lại dư giả, bắt xe lửa về Miền Nam chơi hết 3 tháng hè, trở ra Hà Nội, thế nhưng tiền vẫn còn để trang trải cho học trình...


Họa Sỹ Nguyễn Phi Hoanh , Cao Đẳng Đông Dương Hoặc Viễn đông bác cổ.



Cho đến năm 1972, chúng tôi, từ trường Mỹ-Nghệ Bình-Dương, thi tuyễn vào Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ-Thuật, Gia Định, lúc bấy giờ, tại trường không có thực hành in đá, chỉ tồn tại có Ban Thiết-Ấn(Design for Printing), với các thành phần giãng dạy như sau: Thầy Hiếu-Đệ, phụ trách dạy phần minh họa, Truyện, Báo Chí… Thầy Tú-Duyên dạy môn Thủ Ấn Họa (tranh Khắc Gỗ-Wood Block Print), thầy Hồ Văn Phòng, trình bày những nghiên cứu Bích-Chương ở Paris, trong những thập niên 50-60... thầy Trần-Quang dạy In Lưới theo phương cách, kỹ thuật cá nhân của thầy , bằng cách, tự chế hoá chất Emulsion ( chất tác dụng trên lưới, để tạo hiệu quã, làm Stencil, cho bản in Sérigraphy) , việc pha chế này, được thực hiện, giửa hợp chất Gelatin & BiChromat, tất cả, đều áp dụng trong phòng tối, hoặc thực hiện, bằng cách cắt phim Rubylith, dán trên khung lưới cùng chất dính với Acétone...Tuy nhiên, vào thời điểm đó, học viên, chỉ tiếp thu được khái niệm về in lưới ( Silk Screen Printing), đồng thời, thực hành in những mẫu thiết kế, mang tính chất quảng cáo thương mại, như: bao bì, nhãn hiệu. logo v.v, Chính vì thế,trong giai đoạn này, những tranh được sáng tạo bằng phương pháp in lưới; hầu như thiếu vắng…

Tranh Khương Tăng Hội bởi HỌA SỸ HIẾU ĐỆ, Collection by LTV






100 Years of Gia-Định Fine-Arts School



To celebrate the 100th year of foundation of The Fine-Arts School in Gia-Đinh, I would like to introduce a short history about the Printmaking that had been realized concurrently the Lithography workshop at the Sài-Gòn Fine-Arts University in HCM city …

Through the archives, after the Fine Arts school of Thủ Dầu Một-1901, as well as the one in Biên-Hòa -1907, the College in Gia Đinh had an open policy to welcome new talents to start their training with the institution. It’s new European teaching style, in contradiction with the traditional one that limited the training only for the family, had facilitated the learning process of everyone per its dynamic methods. At the beginning of the 20th century, 0n 1906, many graduates from l’Ecole des Beaux Arts de Paris had worked in Saigon, among them some had won the “ Grand Prix de Rome”, and conducted many projects about the development of the city.

According to the College’s archives, since 1913, there was a learning session already about the Lithography workshop, along side with commercial factories that operated outside the College. It confirmed, the theory that such activity had been introduced to Vietnam by the French’s colonization. The institution had created many well-known painters and teachers until the foundation in 1925 of the College of Fine Arts of Đông Dương, Hà-nôi, where the majority of students from the south School had been graduated from. Let’s mention Pr. Nguyen Tan Bau who taught about the Lacquer painting, Pr. Nguyen Van Long about the Sculpture, Pr. Đan Hoài Ngoc about the Traditional Decoration. Among their descendants, there was the painter Lê Văn Đệ, founder the Ecole Nationale Superieure des Beaux Arts in Saigon on 1956. The results after 100 years were unforgettable and valuable to the Saigon School.

On 1972, from the Binh Duong Fine Arts School, we had to take the test to be admitted into the Gia Dinh “École Nationale des Beaux Arts”. By that time, there was no practice on the Lithography at the school, but only the design for printing service made up of Pr. Tu Duyen, responsible for the wood block print, Pr. Hieu De for the illustration , Pr. Ho Van Phong posters presentation in Paris in the 50’s and 60’s etc... Pr. Tran Quang taught his personal techniques of Sérigraphy by creating the chemical emulsion that had an effect on the silk. Such emulsion then was used as stencil in the serigraphy process. The result was the mix between the gelatin and the bi-chromat. The whole process was undergone in a dark room lab or Sticked by pressing the rubylith with acetone on the screen. However, in this period, students had only the notion about the silk screen printing and the practices on how to realize commercial sketches such as folders, or logos. Therefore in that specific period, there was a lack of paintings created from the silk screen painting techniques

I still cannot find a logical explanation about the declining of the Lithograph programs. Was it due to lack of teachers or students? The situation was only improved from 1975 when Pr. Trinh Kim Vinh, a graduate from the Dresden Fine Arts School, a hub among the others in Europe, had decided to re launch the said programs.

La Toàn Vinh, Graduated, Quebec University in Montreal .

latoanvinh@hotmail.com

Note:

Prior to the opening of the School in 1925, 3 institutions, all located in Cochinchine, provided training about Applied Arts. The 1st established in Thu Dau Mot in 1901 trained cabinet-makers, Lacquer and Wood-sculptors. The 2nd from Bien Hoa in 1907 was specialized in ceramics and bronze production. The last one, opened in 1913 in Gia Dinh was devoted to the printmaking and technical drawing teaching